Chuyển đến nội dung chính

Phần 3 - Quá trình khởi động - Tiếp theo


2.1.3. Kiểm tra trạng thái sấy :
Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không. 
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng. 
Ba bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready (thử nghiệm trên các máy đời cũ HP4L/4P/5L/6L, Canon LBP 800/810)

2.1.4. Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner)
Trạng thái mạch quang được kiểm soát thông qua hai yếu tố :
• Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng "rít" khẽ của motor.
• Công tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thường có 1 "mấu" nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát được xem diode hoạt động như thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương, kính có mốc hay không ... Nói cách khác, ko thể kiểm soát được chất lượng của tia laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000...) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810...) không được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4 thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP - Over Protection) và quá áp (OVP - Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, nó coi như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc "Vậy, khối data thì sao"
Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát "sự vận hành" chứ không kiểm soát "dữ liệu cần in ra", chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thường.

Còn tiếp...


www.daynghehaiphong.edu.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Card Test Main

Card Test Main 1. Về tên gọi Card Test Mainboard: Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”. Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng” thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra (data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn. Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác. Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card, PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh. Chứ cụm

Tiếng anh chuyên ngành máy tính

1 taskbar: thanh tác vụ - use peek priview the desktop when you move your mouse to the show desktop button at the end of the  desktop : sử dụng cái nhìn Xem tốt nhất ở máy tính để bàn khi bạn di chuyển chuột vào nút chương trình máy tính để bàn ở cuối của máy tính để bàn -how do i customize taskbar: làm thế nào để tùy chỉnh thanh tác vụ -lock the taskbar: khóa thanh tác vụ -auto hide the taskbar: tự động ẩn thanh tác vụ -use small taskbar buttons: sử dụng các nút trên thanh tác vụ nhỏ -taskbar location on screen: vị trí thanh tác vụ trên màn hình -bottom: dưới -left: trái -customize: tùy chỉnh -right: ngay -top: đầu -taskbar buttons: nút trên thanh tác vụ -always combine hide labels: luôn luôn kết hợp nhãn Ẩn -combine when taskbar is full: kết hợp khi thanh tác vụ đầy đủ -never combine: không bao giờ kết hợp -notification area: vùng thông báo -jump list: nhảy danh sách -number of recent items to display in jump list: số mặt hàng gần đây để hiển th

Lỗi thường gặp khi in và xử lý

https://drive.google.com/open?id=0B7py32VTgf1yWFU3R2l2REJhc1E&authuser=0 Câu trả lời 1 trong số 2 Lỗi thường gặp khi in và cách xử lý - Bản in bị đen mép vằn => hỏng trống. - Bản in bị vệt mờ đen dọc => do lỡi gạt trống. - Bản in bị vệt đen hình vặn thừng dọc trang => do lỗi gạt từ. - Bản in bị chấm đen 5cm- 7cm => do trống xước. - Bản in bị chấm đen 3cm -4cm => do trục từ có vết . - Bản in bị chấm đen 3cm-4cm hoặc 5cm -7cm hình vảy ốc => do lô sấy thủng -Bản in bị vạch ngang trang in có khoảng cách hoặc thỉnh thoảng có trang bị => do trục từ lỗi.\   thêm: đổ lộn mực cũ và mực mới (ví dụ trước đó đổ mực thường loại hộp lùn made in japan & sau đó đổ tiếp mực winmax) - Bản in bị lớp mờ đen => do trục sạc ẩm, trống kém khi đổ mực độ mịn cao với máy tốc độ thấp, hoặc do mực ẩm. - Bản in bị đen cả trang=> do trục xạc không tiếp điện. - Bản in bị bong bóng như giọt nước rơi vào, thỉnh thoảng vạch ngang trên trang in => do hỏng trống . - Bản in bị