Chuyển đến nội dung chính

Nguyên nhân tự khởi động máy tính

Lỗi do nguồn điện nhà
Lý do này khá đơn giản, nhưng lại làm bạn phiền lòng, và làm khó các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm. Dĩ nhiên, khi điện bị cúp trong cả căn phòng, thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Vấn đề chỉ nằm ở ổ cắm điện cấp cho máy tính đang sử dụng bị hỏng, hay hoạt động chập chờn. Nghĩa là thi thoảng, nguồn điện bị mất vài giây, rồi có lại, và khoảng thời gian đó đủ để máy tính ngừng hoạt động rồi khởi động lại.
Cách xử lý cho vấn đề này, là bạn hãy thử cấp nguồn cho máy tính bằng một ổ điện khác trong phòng. Trường hợp tương tự là lỗi do phích cắm điện bị hỏng, hay lỏng lẻo so với ổ cắm, thì bạn tiến hành làm lại phích cắm, hay thay bằng một dây cáp nguồn mới.
Lỗi do bộ cấp nguồn
Một lỗi khác, cũng liên quan đến nguồn điện, nhưng không phải ở bên ngoài, mà ở bên trong máy tính. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân này, vì máy tính sẽ xảy ra hiện tương tự khởi động liên tục vào lúc mới bật nguồn.
Có hai nguyên nhân phụ riêng biệt ảnh hưởng đến việc này. Nếu trong lần tắt máy ngay trước đó, bạn có tiến hành lắp đặt thêm một phần cứng mới, thì rất có thể phần cứng vừa lắp đặt không tương thích với bo mạch chủ. Một nguyên nhân ẩn khác trong trường hợp này, là khi công suất của bộ nguồn mà máy tính đang dùng, không đủ sức để cung cấp năng lượng hoạt động cho phần cứng mới. Điều đó làm dẫn đến hiện tượng quá tải bộ nguồn và làm máy tính khởi động lại.
Cách kiểm tra lỗi này, là bạn hãy tháo phần cứng vừa lắp ra khỏi hệ thống, và khởi động lại máy tính. Nếu máy tính hoạt động bình thường trở lại, thì nguyên nhân đã rõ, và bạn đừng cắm lại thiết bị hay phụ kiện ấy. Vì dù do một trong hai nguyên nhân đã nêu, thì bạn cũng không thể tiếp tục sử dụng phần cứng ấy cơ mà.


Nguyên nhân phụ thứ hai, là dù bạn không hề gắn thêm phần cứng nào mới, mà lỗi tự khởi động lại máy vẫn xảy ra, thì có thể do bộ cấp nguồn bị bẩn. Bụi bẩn hay ẩm ướt làm chạm mạch sẽ dẫn đến hiện tượng đoản mạch tạm thời và làm máy tính khởi động lại hay tắt hẳn. Khi thấy bộ nguồn quá bẩn hay ẩm ướt, bạn hãy dùng một máy thổi công suất cao, hay máy hút bụi để làm sạch và khô nó.
Dù bạn có thể đưa đầu thổi khí vào trong thùng máy để làm sạch bộ nguồn, tuy nhiên cách tốt nhất là bạn tắt nguồn máy tính, rồi tháo bộ nguồn ra ngoài để làm sạch. Vì một lỗi phần cứng thường gặp khác với bộ nguồn là quạt làm mát nguồn bị bụi bẩn làm kẹt, gây ra hiện tượng quá nhiệt. Bạn cần kiểm tra lại chiếc quạt này sau khi làm vệ sinh, trước khi lắp bộ cấp nguồn trở vào thùng máy. Nếu đã hết hạn bảo hành bộ nguồn, bạn có thể tháo nắp đậy của nó ra, rồi dùng cọ và bộ thổi khí để làm sạch phần bên trong cùng chiếc quạt làm mát.


Lỗi do bộ nhớ
Bộ nhớ được xem là một trong các nguyên nhân chính yếu gây ra hiện tượng tự khởi động lại máy. Lỗi do bộ nhớ có thể làm máy tính khởi động lại ngay lúc mới được bật lên, lẫn trong lúc người dùng đang sử dụng máy.
Đó là khi các thanh RAM đang được gắn trong máy tính bị hỏng một phần, hoặc bị lỏng khỏi khe cắm. Tắt máy tính và kiểm tra lại toàn bộ các thanh RAM. Nếu thanh nào được cắm chập chờn, tốt hơn hết là bạn hãy tháo nó ra khỏi máy tính, rồi gắn trở lại, để hệ thống ổn định hơn, thay vì cứ cố sử dụng chúng.
Cách làm sạch là sau khi tắt nguồn, tháo các thanh RAM ra khỏi khe cắm, bạn dùng bình xịt khí nén thổi mạnh vào các khe RAM. Để làm sạch các thanh RAM, bạn dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn trên các mạch tiếp xúc. Nếu có hiện tượng rỉ đồng trên bản mạch tiếp xúc, bạn có thể dùng một cục tẩy học sinh để tẩy sạch lớp rỉ đó đi.
Sau đó bạn gắn các thanh RAM trở lại máy tính, bằng cách đặt thanh RAM vuông góc và đúng vị trí với khe cắm, sau đó bạn dùng hai ngón tay cái nhấn nhẹ từ từ xuống. Sau khi thanh RAM đã được gắn chặt vào khe, đừng quên kiểm tra lại hai chốt cài giữ ở hai cạnh thanh RAM đã được đóng hai chưa. Hai chốt này sẽ giữ chặt thanh RAM trong khe cắm trong quá trình bạn sử dụng máy tính.


Lỗi do bo mạch chủ
Rất khó phát hiện xem lỗi tự khởi động lại máy tính có phải do bo mạch chủ hay không. Vì bạn chỉ có cách duy nhất là thay thế bo mạch chủ hiện tại bằng một cái khác mà thôi. Do đó, ngoài thao tác vệ sinh, thì một số lỗi trên bo mạch chủ là do BIOS. Và như thế thì việc tiến hành cập nhât phiên bản mới nhất của bo mạch sẽ giải quyết được các lỗi không mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rắng những sai sót trong việc cập nhật BIOS có thể làm bo mạch chủ không còn hoạt động được nữa.


Cũng không thể thiếu sự góp mặt của CPU trong việc gây ra lỗi khởi động lại máy tính. Có ba khả năng, nhứ nhất là CPU đã bị hỏng nhẹ, thứ hai là do bạn đã không chú ý đến việc làm mát CPU. Hiện tượng này dễ nhận thấy khi bạn sử dụng các chương trình đòi hỏi CPU phải xử lý nhiều, thì thì máy tính sẽ khởi động lại. Ngoài cách thay thế thử bằng một CPU cùng loại, bạn cũng nên cải tạo lại hệ thống giải nhiệt cho CPU như thay keo giải nhiệt mới, làm sạch bụi quạt CPU hay thay một bộ giải nhiệt mới.


Trong vài trường hợp khác, card màn hình hay đĩa cứng bị hỏng cũng làm máy tính khởi động lại. Nếu card màn hình là nguyên nhân gây lỗi khởi động lại máy tính, thì quá trình khởi động sẽ xảy ra khi bạn đang thực hiện các ứng dụng đồ họa, như xử lý ảnh hoặc chơi game 3D. Còn nếu lỗi do ổ đĩa cứng thì hiện tượng khởi động lại sẽ xảy ra khi bạn đang sao chép nhiều dữ liệu từ vùng đĩa này sang đĩa cứng khác.
SỬA NHANH LỖI TỰ KHỞI ĐỘNG
FPT123 khuyên bạn làm nhanh thử phương án sau đây để tránh tình trạng khởi động lại nhé! 
My Computer → Properties → Advanced → Settings → Startup and Recovery → Write debugging information→ bấm vào dấu chọn và chọn None → Bấm OK và thoát ra.
Và tiếp theo là
Bài viết mong giúp ích cho độc giả theo dõi FPT123.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Card Test Main

Card Test Main 1. Về tên gọi Card Test Mainboard: Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”. Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng” thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra (data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn. Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác. Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card, PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh. Chứ cụm

Phần 6 - Một số lỗi mạch quang

https://drive.google.com/open?id=0B7py32VTgf1yM1hXMVdFeE9SeFU&authuser=0   Phần 6: Một số lỗi mạch quang Một số bệnh do khối quang gây ra : Hiện tượng 1 : Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi. Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : • Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt. • Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) • Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. Khắc phục :   Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên. Hiện tượng 2   : Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phá

Tiếng anh chuyên ngành máy tính

1 taskbar: thanh tác vụ - use peek priview the desktop when you move your mouse to the show desktop button at the end of the  desktop : sử dụng cái nhìn Xem tốt nhất ở máy tính để bàn khi bạn di chuyển chuột vào nút chương trình máy tính để bàn ở cuối của máy tính để bàn -how do i customize taskbar: làm thế nào để tùy chỉnh thanh tác vụ -lock the taskbar: khóa thanh tác vụ -auto hide the taskbar: tự động ẩn thanh tác vụ -use small taskbar buttons: sử dụng các nút trên thanh tác vụ nhỏ -taskbar location on screen: vị trí thanh tác vụ trên màn hình -bottom: dưới -left: trái -customize: tùy chỉnh -right: ngay -top: đầu -taskbar buttons: nút trên thanh tác vụ -always combine hide labels: luôn luôn kết hợp nhãn Ẩn -combine when taskbar is full: kết hợp khi thanh tác vụ đầy đủ -never combine: không bao giờ kết hợp -notification area: vùng thông báo -jump list: nhảy danh sách -number of recent items to display in jump list: số mặt hàng gần đây để hiển th