Chuyển đến nội dung chính

Cách lắp ráp máy tính

1. Chuẩn bị Mainboard :
2. Chuẩn bị CPU và quạt :
CPU phải có BUS được Mainboard hỗ trợ
3. Chuẩn bị RAM :
Ram phải được Mainboard hỗ trợ về chủng loại và BUS
4. Chuẩn bị Video Card :
Video Card phải được Mainboard hỗ trợ về chuẩn giao tiếp như AGP, PCI hoặc PCI Express.

5. Chuẩn bị ổ cứng :
Lưu ý nếu ổ cứng có chuẩn SATA, SCSI có thể có 1 số Mainboard không hỗ trợ.

6. Chuẩn bị ổ đĩa quang CD ROM hoặc DVD ROM :

7. Chuẩn bị bộ nguồn :
Thông thường nguồn từ 400 đến 500W là đủ dùng.
8. Chuẩn bị thùng máy – Case :

9. Chuẩn bị cáp ổ cứng, ổ CD – DVD ROM, cáp ổ cứng SATA, cáp nguồn cho ổ cứng SATA :
10. Lắp CPU vào Mainboard :
Nâng lắp đậy CPU lên.
11. Đặt CPU vào Socket :
Lưu ý : Bạn không thể đặt ngược được vì Socket có phần khuyết trùng với phần khuyết của CPU.
12. Hạ cần xuống để giữ cố định CPU :
13. Bôi chút mỡ tản nhiệt lên lưng của CPU :
14. Lắp quạt làm mát cho CPU vào đúng vị trí :
15. Ấn chốt giữa của 4 góc quạt làm mát xuống :

16. Lắp thanh RAM vào Mainboard :
Nếu bạn sử dụng 2 thanh RAM thì phải cùng loại, cung tốc độ BUS.

17. Lắp Video Card vào khe PCI, PCI Express hoặc khe AGP tùy loại :
Trong hình là Video Card theo chuẩn PCI Express.

18. Cấp nguồn cho Mainboard :

19. Chú ý chiều sợi cáp cắm nguồn :
Chú ý cái lẫy nhô lên, xem ảnh (vùng khoanh đỏ), phải khớp với khe cắm trên Mainboard :

20. Cắm nguồn 4 sợi cấp điện cho CPU :

21. Khi cắm nguồn 4 sợi cũng phải chú ý chiều cắm :

22. Đấu vào màn hình. Dùng 1 vật kim loại như tô vít hoặc panh đâu chập 2 chân PWR SW trên Mainboard để khởi động thử :
Nếu có tiếng bip ngắn (Mainboard phải có loa riêng hoặc cắm loa riêng cho Mainboard) sau vài giây bật nguồn thì chứng tỏ các thiết bị đã hoạt động tốt.

23. Màn hình đã hiển thị phiên bản BIOS thì chứng tỏ các thiết bị đã ráp đúng.


24. Tháo nguồn và Video Card ra, chỉ để lại CPU và RAM trên Mainboard để chuẩn bị lắp vào thùng máy :

25. Lắp tấm chắn phía sau thùng máy :

26. Chuẩn bị ốc để đỡ Mainboard :

27. Lắp các ốc để đỡ Mainboard tại các vị trí mà Mainboard có lỗ chân ốc :

28. Đặt Mainboard vào đúng vị trí trong thùng máy :
29. Bắt các ốc để giữ Mainboard :
Không nên vặn quá chặt sẽ bị dập Mainboard.

30. Lắp bộ nguồn vào thùng máy và bắt chặt các ốc giữ :

31. Lắp ổ cứng vào vị trí :
32. Bắt 4 ốc vít để giữ ổ cứng :

33. Lắp ổ CD ROM hoặc DVD ROM vào :
Chú ý đưa đúng chiều vào như hình minh họa :
34. Đấu dây nguồn cho ổ cứng SATA :

35. Chú ý chiều của các giắc cắm dây nguồn có khóa hình chữ L :
36. Đấu cáp nguồn cho ổ cứng :
37. Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA :
38. Bạn không thể đảo ngược đầu cáp vì đầu cáp có khóa hình chữ L :
39. Đấu đầu còn lại của cáp tín hiệu vào ổ cứng :

40. Đấu cáp tín hiệu cho ổ CD ROM hoặc DVD ROM vào khe IDE :
Dây cáp này thường có 3 chân cắp, chia 2 đoạn 1 đoạn ngắn và 1 đoạn dài hơn, hãy cắp đoạn dây dài về phía Mainboard. Nếu bạn cắm ngược có thể ổ quang vẫn hoạt động nhưng sẽ rất kém.
Lưu ý : Một số loại ổ quang sử dụng giao tiếp SATA.
41. Cắm 1 đầu cáp tín hiệu vào ổ quang :
42. Cấp nguồn cho ổ quang :
43. Đấu các dây công tắc nguồn, đèn tín hiệu HDD… vào Mainboard :
44. Các dây đèn Led có phân biệt chiều âm dương, các dây mầu trắng là dây âm, dây xanh, đỏ hoặc cam là dây dương :
45. Các dây công tắc và loa thì không phân biệt chiều âm dương :
46. Cắp Video Card vào khe mở rộng :
Với các Video Card hiện nay thường có chuẩn giao tiếp là PCI Express, các bạn cũng không thể cắm sai khe nếu khác chuẩn giao tiếp.

47. Lắp Card Net vào khe PCI :
Nếu Mainboard đã hỗ trợ Card NET thì có thể không cần cắm thêm Card này. Hầu hết các Mainboard hiện nay đều hỗ trợ sẵn NET Card on board.

48. Đến đây bạn đã lắp ráp xong máy tính. Hãy cắm điện và bật công tắc nguồn lên. Nếu máy phát ra 1 tiếng bíp ngắn (nếu trên Mainboard có loa) và màn hình hiện phiên bản BIOS thì có nghĩa là bạn đã lắp ráp thành công!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Card Test Main

Card Test Main 1. Về tên gọi Card Test Mainboard: Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”. Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng” thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra (data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn. Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác. Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card, PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh. Chứ cụm

Tiếng anh chuyên ngành máy tính

1 taskbar: thanh tác vụ - use peek priview the desktop when you move your mouse to the show desktop button at the end of the  desktop : sử dụng cái nhìn Xem tốt nhất ở máy tính để bàn khi bạn di chuyển chuột vào nút chương trình máy tính để bàn ở cuối của máy tính để bàn -how do i customize taskbar: làm thế nào để tùy chỉnh thanh tác vụ -lock the taskbar: khóa thanh tác vụ -auto hide the taskbar: tự động ẩn thanh tác vụ -use small taskbar buttons: sử dụng các nút trên thanh tác vụ nhỏ -taskbar location on screen: vị trí thanh tác vụ trên màn hình -bottom: dưới -left: trái -customize: tùy chỉnh -right: ngay -top: đầu -taskbar buttons: nút trên thanh tác vụ -always combine hide labels: luôn luôn kết hợp nhãn Ẩn -combine when taskbar is full: kết hợp khi thanh tác vụ đầy đủ -never combine: không bao giờ kết hợp -notification area: vùng thông báo -jump list: nhảy danh sách -number of recent items to display in jump list: số mặt hàng gần đây để hiển th

Lỗi thường gặp khi in và xử lý

https://drive.google.com/open?id=0B7py32VTgf1yWFU3R2l2REJhc1E&authuser=0 Câu trả lời 1 trong số 2 Lỗi thường gặp khi in và cách xử lý - Bản in bị đen mép vằn => hỏng trống. - Bản in bị vệt mờ đen dọc => do lỡi gạt trống. - Bản in bị vệt đen hình vặn thừng dọc trang => do lỗi gạt từ. - Bản in bị chấm đen 5cm- 7cm => do trống xước. - Bản in bị chấm đen 3cm -4cm => do trục từ có vết . - Bản in bị chấm đen 3cm-4cm hoặc 5cm -7cm hình vảy ốc => do lô sấy thủng -Bản in bị vạch ngang trang in có khoảng cách hoặc thỉnh thoảng có trang bị => do trục từ lỗi.\   thêm: đổ lộn mực cũ và mực mới (ví dụ trước đó đổ mực thường loại hộp lùn made in japan & sau đó đổ tiếp mực winmax) - Bản in bị lớp mờ đen => do trục sạc ẩm, trống kém khi đổ mực độ mịn cao với máy tốc độ thấp, hoặc do mực ẩm. - Bản in bị đen cả trang=> do trục xạc không tiếp điện. - Bản in bị bong bóng như giọt nước rơi vào, thỉnh thoảng vạch ngang trên trang in => do hỏng trống . - Bản in bị