Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn đo bằng đồng hồ

*dụng cụ sửa chữa máy tính:
-1 bộ tuavit:+2 cái to 4 cạnh
                    +2 cái vừa 4 cạnh
                    +bộ vit đa năng(mở laptop)
-1 bộ kìm:+kìm điện
                  +kìm cắt
                   +kìm mỏ nhọn
                     +kìm bấm mạng
-1 bộ panh:+panh mỏ nhọn
                   +panh mỏ quặp
-1 bộ đồ hàn:+hàn khô(hàn hơi)
                      +hàn anten
                       +mỏ hàn nhanh(hàn chập)
                       +mỏ hàn nung
-1 bộ đồng hồ đo:+đồng hồ kim(cơ)
                             +đồng hồ số(điện tử)
                              +đồng hồ OSCLOCOP(máy hiện sóng)
-thiếc hàn,nhựa thông,mỡ nhiệt ,putin(rửa mối hàn),chì bi,khuôn làm chân chipset,chì mỡ
1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM):

Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.

Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
-lưu ý :khi không sử dụng đồng hồ ta nên để thang off để tránh trường hợp đo nhầm

2) thang đo dòng điện xoay chiều:ACV
-là thang đo điện áp xoay chiều tức là mạng điện lưới ,điện áp nay không phân biệt âm và dương, chỉ phân biệt pha nóng và pha lạnh
-lưu ý:khi thao tác kiểm tra giá trị điện áp AC tuyệt đối không được phép tiếp xúc trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.Điện áp AC không phân biệt cao hay thấp rât nguy hiểm
-thang đo ACV có những mức đo sau:
+mức đo 10:đo những giá trị điện áp 10v trở xuống
+mức đo 50:đo những giá trị điên áp 50v trở xuống
+mức đo250:đo những giá trị điện áp 250v trở xuống
+mức đo 1000:đo những giá trị điện áp 1000v trở xuống



Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC

Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.

Chú ý - chú ý :

Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !


Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ 

Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .


Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng

3.thang đo dòng điện 1 chiều
DCV
-là thang đo để kiểm tra giá trị điện áp 1 chiều có phân biệt âm và dương
-thang đo DCV có những mức đo sau:
+0,1:đo những điện áp 0,1v trở xuống
+0,5:đo những điện áp 0,5v trở xuống
+2,5:đo những điện áp 2,5v trở xuống
+10v:đo những điện áp 10v trở xuống
+50v:đo nhũng điện áp 50v trở xuống
+100v:đo những điện áp 100v trở xuống
+250v:đo những điện áp 250v trở xuống
-lưu ý:nắn nọc rất nguy hiểm


Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.

Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC

* Trường hợp để sai thang đo :

Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .


Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.

* Trường hợp để nhầm thang đo

Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!


Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !


Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!


4.thang đo
-dùng để kiểm tra các linh kiện bán dẫn và các giá trị điện trở dùng để thông mạch
-những mức đo:
+x1:để kiểm tra điện trở có giá trị từ 1-2k
+x10:để kiểm tra điện trở có giá trị từ 1-20k
+x100:để kiểm tra điên trở có giá trị từ 1-100k
+x1k:để kiểm tra điện trở có giá trị từ 1k-2m
+x10k:để kiểm tra điện trở có giá trị từ 1kΩ-20mΩ

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

  • Đo kiểm tra giá trị của điện trở

  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn

  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in

  • Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không

  • Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện

  • Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.

  • Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện

  • Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.


* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

Đo điện trở : 

Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :


  •  
Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.


  •  
Bước 2 : Chuẩn bị đo .


  •  
Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

  •  
Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.


  •  
Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.


  •  
Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.



Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.


Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :


  •  
Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo


  •  
Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ


  •  
Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.




Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.


  •  
Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )


  •  
Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.





5 .thang đo cường độ dòng điên DCMA: 
-gồm có mức đo:
+50µA:đo cường độ dòng điện có giá trị từ 50µA trở xuống
+2,5µA:đo cường độ dòng điện có giá trị từ 2,5µA trở xuống
+25µA:đo cường độ dòng điện có giá trị từ 25µA trở xuống

Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

  • Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .

  • Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

  • Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo

  • Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.

  • Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .


Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

 Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ? 

* Đọc giá trị điện áp AC và DC
Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

  •  
Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần


  •  
Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.


  •  
Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp
6.thang đo BATT(bettery):
-1,5v:dùng để kiểm tra những viên pin có dung lượng 1,5v
-9v:kiểm tra những viên pin có dung lượng 9v
-khi kim đồng hồ chỉ vệt kim màu xanh có chữ good la tốt,còn đồng hồ chỉ vào vạch có chữ bad là tồi
7.khe cắm HFE:
-để kiểm tra hệ số khuếch đại tranto bán dẫn
-EBC,NPN:kiểm tra bóng ngược
-EBC,PNP:kiểm tra bóng thuận
-AB:thuận
-CD:ngược
-lưu ý:
+khi sử dụng thang Ω nên chập 2 que vào với nhau và chỉnh núm văn về số 0
+khi kiểm tra giá trị điện áp AC hay DC thì chúng ta chỉnh núm giữa về vô cực




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Card Test Main

Card Test Main 1. Về tên gọi Card Test Mainboard: Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”. Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng” thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra (data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn. Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác. Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card, PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh. Chứ cụm

Phần 6 - Một số lỗi mạch quang

https://drive.google.com/open?id=0B7py32VTgf1yM1hXMVdFeE9SeFU&authuser=0   Phần 6: Một số lỗi mạch quang Một số bệnh do khối quang gây ra : Hiện tượng 1 : Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi. Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : • Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt. • Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) • Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. Khắc phục :   Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên. Hiện tượng 2   : Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phá

Tiếng anh chuyên ngành máy tính

1 taskbar: thanh tác vụ - use peek priview the desktop when you move your mouse to the show desktop button at the end of the  desktop : sử dụng cái nhìn Xem tốt nhất ở máy tính để bàn khi bạn di chuyển chuột vào nút chương trình máy tính để bàn ở cuối của máy tính để bàn -how do i customize taskbar: làm thế nào để tùy chỉnh thanh tác vụ -lock the taskbar: khóa thanh tác vụ -auto hide the taskbar: tự động ẩn thanh tác vụ -use small taskbar buttons: sử dụng các nút trên thanh tác vụ nhỏ -taskbar location on screen: vị trí thanh tác vụ trên màn hình -bottom: dưới -left: trái -customize: tùy chỉnh -right: ngay -top: đầu -taskbar buttons: nút trên thanh tác vụ -always combine hide labels: luôn luôn kết hợp nhãn Ẩn -combine when taskbar is full: kết hợp khi thanh tác vụ đầy đủ -never combine: không bao giờ kết hợp -notification area: vùng thông báo -jump list: nhảy danh sách -number of recent items to display in jump list: số mặt hàng gần đây để hiển th