Chuyển đến nội dung chính

Cách cứu ổ cứng khi bị bad và cách phá mật khẩu máy tính

1.Cách repair và scan ổ cứng:
-đầu tiên cắm usb vào rùi tùy theo từng đời máy nhấn phím để vào bios để vào menu dlc ở usb rùi chọn dosprogram→hard disk tools→hdd regenerator 2011→ổ cứng→chọn số 2 normal scan(with/without repair)→chọn số 1(scan and repair)là xong.
2.Cách phá mật khẩu máy tính bằng dlc boot 2013
-đầu tiên cắm usb vào rùi tùy theo từng đời máy nhấn phím để vào bios để vào menu dlc ở usb rùi chọn dosprogram→password &regis try tools→active password changer→search for ms sam data buse onall hard disks and logical drives→enter→chọn từ số 0→4 để xóa mật khẩu bằng cách nhấn enter rùi nhấn y →enter là xong
3.Cách phá mật khẩu máy tính(hdh windows xp) bằng đĩa hiren's boot :
- Trường hợp để gỡ bỏ Password Administrator trên máy tính thì bạn có thể dùng đĩa cứu hộ Hiren’s BootCD rồi cho vào ổ đĩa quang khởi động máy lại > chọn chế độ boot là CD-ROM tại màn hình menu khởi động của Hiren's BootCD xuất hiện > Nhấn chọn Dos Programs hoặc Password and Registry Tools > Chọn Active Password Changer và chờ cho chương trình thực thi xuất hiện bảng Warning about Active Password Change thì hãy nhấn Enter và chọn Yes > để chương trình tìm Password Windows nằm trong MS SAM Database chọn [2] và nhấn Enter > và chờ cho chương trình tìm MS SAM Database, sau khi tìm thành công, nó sẽ xuất hiện kết quả tìm kiếm thì nhấn Enter để tiếp tục > Bạn nhập số tương ứng với tên tài khoản đăng nhập Windows của bạn và nhấn Enter > Khi đó mặc định chương trình có 2 dòng Password Never Expires và Clear this User's Password thì bạn hãy chọn Clear this User's password rồi nhấn Y để đồng ý lưu thiết lập thay đổi có hiệu lực và thoát chương trình bạn lấy Hiren's BootCD ra rồi khởi động lại máy là được.
Lưu ý: Trong trường hợp đĩa Hiren’s BootCD không thể chạy ở chế độ DOS trên các máy có ổ đĩa SATA thì hãy chọn mục Start mini hệ điều hành tương ứng khi khởi động bằng đĩa này. Sau đó nhấn liên kết vào biểu tượng BootCD Wintools rồi mở menu trong cửa sổ hiện ra và chọn Password / Keys > chọn Password Renew. Trong cửa sổ chương trình Password Renew for NTsv1.1, chúng ta chọn mục Startup [cột bên trái] để khai báo đường dẫn thư mục Windows trên ổ đĩa cứng > chọn mục Renew existing user Password để tạo lại Password cho bất kỳ account nào được chương trình tìm thấy.

- Hoặc bạn cũng có thể dùng đĩa Windows XP và cho vào ổ đĩa quang rồi khởi động lại máy > Khi xuất dòng nhắc lệnh "Press any key to boot from CD..." thì hãy nhấn phím ESC > màn hình đầu tiên sẽ cho bạn biết rằng chương trình đang thực thi kiểm tra cài đặt system and loading files > khi màn hình Welcome to Setup xuất hiện thì hãy nhấn ENTER > màn hình Licensing Agreement thì nhấn F8 > Tiếp theo là màn hình Setup thì hãy nhấn phím R để Repair để bắt đầu quá trình sửa chữa. Ngay sau khi giai đoạn sao chép tập tin, bạn sẽ được yêu cầu khởi động lại. (Điều này sẽ xảy ra tự động - bạn sẽ thấy một thanh tiến trình "Máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong 15 giây" > Trong quá trình Windows khởi động lại, không mắc phải sai lầm bạn hãy thực hiện nhanh bằng cách nhấn phím bất kỳ để khởi động từ đĩa CD một lần nữa! Setup sẽ tiếp tục tự động với các màn hình tiêu chuẩn của bảng quảng cáo và bạn sẽ thấy Installing Windows được đánh dấu > Khi đó ở phía bên tay trái ở dưới màn hình màn hình bạn sẽ nhìn thấy Installing Devices thì hãy nhấn luôn tổ hợp phím Shilt+F10 ngay lập một cửa sổ hiện ra thì hãy nhập cú pháp NUSRMGR.CPL rồi nhấn Enter. Từ đó, bạn truy nhập vào mục User Account mà có thể xóa bỏ hoặc đổi Password một cách dễ dàng. Nếu bạn muốn đăng nhập vào mà không cần phải nhập mật khẩu mới của bạn, thì có thể gõ control userpasswords2 tại dấu nhắc lệnh và lựa chọn để đăng nhập vào mà không được yêu cầu nhập mật khẩu. Sau khi bạn đã thực hiện thay đổi của bạn đóng cửa sổ, thoát khỏi hộp lệnh và tiếp tục Repair > Sau khi sửa chữa được thực hiện, thì sẽ có thể đăng nhập vào với mật khẩu mới của bạn [hoặc nếu bạn chọn không thiết lập mật khẩu] Vậy là xong!

[Trường hợp nếu bạn chưa rành máy tính thì cách tốt nhứt nếu có bản Ghost thì cho bung Ghost lại máy hoặc Format cài lại Win sẽ nhanh hơn].
4.Hướng dẫn cách phá password windows 7, 8 Xp bằng hiren boot
Hướng dẫn cách phá password windows 7, 8 Xp bằng, bỏ mật khẩu đăng nhập win 8, remove pass win 7 8, xp

Đây là hình ảnh khi bạn đăng nhập vào Windows với mật khẩu sai




Trước tiên các bạn Download Hiren's Boot 15.2 2013 iso mới nhất về và ghi ra đĩa nhé, không tốt nhất là ra tiệm gần nhà mua 1 cái đĩa hiren về và cho vào ổ đĩa. Sau đó khởi động lại máy tính.






Giao diện khi boot vào Hirent's Boot CD. Tại đây bạn hãy chọn Mini Windows XP







Tiến trình Load và Mini Windows XP như hình dưới











Sau khi load vào bạn sẻ thấy giao diện như hình dưới





Tiếp theo trên Desktop bạn click vào HBCD Menu như hình dưới











Tại đây bạn chọn Programs





Tiếp đến chọn "Passwords/Key"





Chọn "Windows Login"





Tiếp tục chọn "NTPWEdit ( Reset XP/Vista/7 User Password)





Bạn sẻ được đưa đến đây - Chú ý mũi tên bên dưới chỉ ổ đĩa C và cũng là nơi chứa hệ điều hành của bạn





Giờ tới bước quan trọng là bạn cần thay ổ đĩa C chứa hệ điều hành thành ổ đĩa khác đi- Hãy chọn ổ D






Sau đó chọn "(Re) open"





Bạn sẻ thấy rõ tên của người quản trị máy tính này tên là gì và ID của nó - Chú ý đến hình số 1 để có thể chọn chính xác mục nào -Thường thì cái cuối cùng- Tiếp đến click vào tên cuối cùng trong danh sách và chọn "Change Password"






Tại đây bạn cứ để khung password trống và chọn "OK"





Save thiết lập





Và giờ chỉ cần khởi động lại máy tính và xem thành quả của mình như thế nào










Giờ Windows sẽ boot vào màn hình metro luôn chứ không còn bắt điền mật khẩu gì nữa hết



Vậy là đã các bước để phá password bằng Hiren Boot Windows đã thành công!
Đối với win XP và win 7 cũng làm tương tự.

Chúc các bạn thành công
Nếu Windows của bạn có cài đặt mật khẩu hoặc đang sử dụng Windows 8, bạn chắc hẳn khá nhàm chán với việc thường xuyên đăng nhập mỗi khi mở máy phải không?
Tuy nhiên, với phần mềm Logon Key của Rohos, bạn có thể làm công việc này một cách tự động chỉ cần cắm thiết bị USB vào máy tính ở ngay màn hình đăng nhập là xong, việc đăng nhập sẽ diễn ra một cách tự động, giống như bạn tra chìa khóa vào ổ khóa!
Logon Key là phần mềm miễn phí được cung cấp bởi Rohos, có chức năng biến USB thành thiết bị mở khóa và tự động đăng nhập vào Windows. Bạn có thể tải về cài đặt tại đây, nếu có nhu cầu sử dụng cao hơn, bạn có thể mua bản trả phí của phần mềm.
Sau khi cài đặt, bạn hãy khởi động phần mềm lên và kết nối USB vào máy tính
Màn hình thiết lập USB của Logon Key sẽ xuất hiện, bạn hãy nhấn vào Setup USB Key
Một màn hình yêu cầu nhập mật khẩu sẽ xuất hiện, bạn hãy tiến hành nhập mật khẩu đăng nhập vào Windows của mình vào dòng yêu cầu và nhấn Setup USB Key
Sau khi hoàn thành bước này, phần mềm sẽ tiến hành mã hóa mật khẩu đăng nhập Windows vào USB, quá trình kết thúc, bạn sẽ nhận được thông báo như hình dưới
Ok, bây giờ bạn hãy khởi động lại máy tính, chờ ít giây cho máy tính khởi động vào màn hình đăng nhập Windows, bạn hãy kết nối USB vào máy tính và chờ ít giây, Windows sẽ tự động đăng nhập ngay sau đó.

Các ổ dĩa cứng bị lỗi thì việc nên làm là phải thay mới trước khi nó hư hỏng để tránh bị mất các dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn còn có thể sử dụng các chỗ còn tốt bằng cách dùng các chương trình sửa lỗi dĩa.
Đối với các hư hỏng nhẹ có thể dùng chương trình Scandisk có sẵn trong Windows để sửa (Xem hướng dẫn cách Sử dụng Scandisk để kiểm tra lỗi dĩa trong Windows XP). Nếu lỗi nặng hơn có thể sử dụng chương trình HDD Regenerator để phục hồi (Xem hướng dẫn Cách sửa lỗi Bad Sector của dĩa cứng bằng HDD Regenerator).
Trong trường hợp ổ dĩa cứng bị nhiều lỗi không sửa được và các lỗi này nằm tập trung một chỗ liền nhau thì có thể loại bỏ vùng ổ dĩa cứng bị lỗi để tiếp tục sử dụng các vùng còn tốt của ổ dĩa cứng, công việc này còn được gọi là "cắt Bad".
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách loại bỏ vùng ổ dĩa cứng bị lỗi bằng chương trình Partition Magic, đây là chương trình có chức năng phân chia ổ dĩa có trong dĩa CD khởi động Hiren's BootCD, có thể tìm mua dĩa CD này tại các cửa hàng bán dĩa CD-ROM vi tính.
Khởi động
Hiren's BootCD
  • Bật máy vi tính, đưa dĩa Hiren's BootCD vào ổ dĩa CD, máy vi tính sẽ khởi động từ dĩa CD (lưu ý là máy vi tính phải được cài đặt trong BIOS để khởi động từ CD-ROM trước) khi hiện ra Menu khởi động của Hiren's BootCD, chọn Start BootCD.
  • Trong Menu phân loại của Hiren's BootCD, chọn Disk Partition Tools.
  • Trong Menu chương trình của Disk Partition Tools, chọn Partition Magic.
Sử dụng chương trình Partition Magic
  • Chương trình Partition Magic sẽ chạy và hiện ra bảng liệt kê thông số phân vùng (Partition) của ổ dĩa cứng, nếu trong máy có gắn nhiều ổ dĩa hãy chọn ổ dĩa nào có chứa phân vùng bị bị lỗi trong Menu.
  • Chọn phân vùng bị lỗi và ghi nhớ các thông số: PartitionTypeSizeStatusPri/Log của phân vùng này. Sau đó nhấn vào nút X để xóa.
  • Nhập vào chữ OK vào ô trống để xác nhận việc xóa và nhấn nút OK.
  • Vẫn giữ nguyên phân vùng đang chọn và nhấn vào nút C: để tạo lại một phân vùng mới.
  • Thiết lập lại các thông số giống như phân vùng cũ hoặc có thể thay đổi tùy ý. Nhập giá trị dung lượng cho phân vùng vào mục Size, giá trị này chính là phần còn lại sau khi lấy số dung lượng của phân vùng trừ đi dung lượng của phần bị lỗi (Bad). Trong phần Position, nếu vùng bị lỗi nằm phía đầu thì chọn End of Unallocated space để chừa phần đầu còn nếu vùng bị lỗi nằm phía cuối thì chọn Beginning of Unallocated. Sau khi nhập xong nhấn Ok.
  • Sau khi thực hiện xong phải khởi động máy lại thì các thay đổi mới có hiệu lực. Đối với phân vùng có cài hệ điều hành thì phải cài đặt lại.
  • Có thể xác định vị trí của vùng bị lỗi bằng cách sử dụng chương trình Scandisk hoặc HDD Regenerator.
  • Việc xóa và chia lại phân vùng lại sẽ làm mất hết dữ liệu (chỉ trên phân vùng bị xóa).
  • Nếu vùng bị lỗi không chứa dữ liệu thì có thể dùng chức năng Resize để thực hiện.






Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Card Test Main

Card Test Main 1. Về tên gọi Card Test Mainboard: Tên tiếng anh được các trang nước ngoài sử dụng là “POST card”. Theo nghĩa là card hiển thị POST code. Tạm hiểu: khi máy hay mainboard diễn ra quá trình POST thì từng dòng lệnh của POST sẽ có một “mã lệnh” (còn gọi là POST code) và mã này sẽ được “hứng” thông qua “cổng” (còn gọi là PORT) 80H, 84H, 300H và dữ liệu lấy ra (data) sẽ được hiển thị lên qua 2 hoặc 4 LED 7 đoạn. Cho nên tên gọi POST card được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu có như cầu search trên mạng, Dùng từ “POST card” sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan. Tuy nhiên, nếu chỉ với 2 từ “POST card” thì sẽ không tìm được vì sẽ nhầm với “Bưu thiếp” vì vậy cần thêm các từ sau “Diagnostic Post Card Mainboard” trong đó chỉ thêm có từ Diagnostic (chuẩn đoán) thì mọi chuyện đã khác. Ngoài ra các tên tiếng Anh của card test còn có: PC Analyzer card, PC Diagnostic Card, Mainboard Test Card, PCI Test Card… các tên này chủ yếu để mọi người tìm thông tin liên quan bằng tiếng Anh. Chứ cụm

Tiếng anh chuyên ngành máy tính

1 taskbar: thanh tác vụ - use peek priview the desktop when you move your mouse to the show desktop button at the end of the  desktop : sử dụng cái nhìn Xem tốt nhất ở máy tính để bàn khi bạn di chuyển chuột vào nút chương trình máy tính để bàn ở cuối của máy tính để bàn -how do i customize taskbar: làm thế nào để tùy chỉnh thanh tác vụ -lock the taskbar: khóa thanh tác vụ -auto hide the taskbar: tự động ẩn thanh tác vụ -use small taskbar buttons: sử dụng các nút trên thanh tác vụ nhỏ -taskbar location on screen: vị trí thanh tác vụ trên màn hình -bottom: dưới -left: trái -customize: tùy chỉnh -right: ngay -top: đầu -taskbar buttons: nút trên thanh tác vụ -always combine hide labels: luôn luôn kết hợp nhãn Ẩn -combine when taskbar is full: kết hợp khi thanh tác vụ đầy đủ -never combine: không bao giờ kết hợp -notification area: vùng thông báo -jump list: nhảy danh sách -number of recent items to display in jump list: số mặt hàng gần đây để hiển th

Lỗi thường gặp khi in và xử lý

https://drive.google.com/open?id=0B7py32VTgf1yWFU3R2l2REJhc1E&authuser=0 Câu trả lời 1 trong số 2 Lỗi thường gặp khi in và cách xử lý - Bản in bị đen mép vằn => hỏng trống. - Bản in bị vệt mờ đen dọc => do lỡi gạt trống. - Bản in bị vệt đen hình vặn thừng dọc trang => do lỗi gạt từ. - Bản in bị chấm đen 5cm- 7cm => do trống xước. - Bản in bị chấm đen 3cm -4cm => do trục từ có vết . - Bản in bị chấm đen 3cm-4cm hoặc 5cm -7cm hình vảy ốc => do lô sấy thủng -Bản in bị vạch ngang trang in có khoảng cách hoặc thỉnh thoảng có trang bị => do trục từ lỗi.\   thêm: đổ lộn mực cũ và mực mới (ví dụ trước đó đổ mực thường loại hộp lùn made in japan & sau đó đổ tiếp mực winmax) - Bản in bị lớp mờ đen => do trục sạc ẩm, trống kém khi đổ mực độ mịn cao với máy tốc độ thấp, hoặc do mực ẩm. - Bản in bị đen cả trang=> do trục xạc không tiếp điện. - Bản in bị bong bóng như giọt nước rơi vào, thỉnh thoảng vạch ngang trên trang in => do hỏng trống . - Bản in bị